Tại Cần Thơ, Cty CP Phân bón Bình Điền phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia vừa tổ chức hội thảo tổng kết chương trình "Canh tácbb lúa thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long" vụ hè thu năm 2016
hay đổi cách làm Sau 4 tháng thực hiện, năng suất lúa trong mô hình ở 13/13 tỉnh đều cao hơn từ 200 - 1.000kg/ha so với ruộng sản xuất đối chứng. Giá thành bình quân cho 1 kg lúa thấp hơn ruộng đối chứng từ 500 - 1.000 đồng/kg. Việc giảm được đầu vào sản xuất và đạt năng suất cao đã mang về lợi nhuận tốt hơn cho mô hình như ở Sóc Trăng, chênh lệch lợi nhuận 5,7 triệu đồng/ha, Cần Thơ 4,9 triệu đồng, Vĩnh Long 4,6 triệu đồng… so với ruộng đối chứng. Không chỉ 65 nông dân tham gia mô hình mà rất nhiều nông dân đã học tập được những kiến thức bổ ích để sản xuất lúa thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu. 20 nông đạt điểm cao, đội nông dân tham gia mô hình tỉnh Đồng Tháp giành giải cao nhất tại hội thi tổng kết đã được chọn đi tham quan, học tập tại nước ngoài, do chương trình tổ chức vào tháng 11/2016. Thành công Đó là khẳng định của ông Trần Văn Dũng, Trưởng Văn phòng đại diện Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tại các tỉnh Nam bộ. Theo ông Dũng, nông dân biết xử lý đồng ruộng có cơ sở khoa học bởi kiến thức tiếp thu được từ tập huấn tập trung, đến hội nghị đầu bờ tại ruộng, rồi qua truyền hình trực tiếp mà chương trình tổ chức một cách chặt chẽ, bài bản,
20 nông dân được chọn đi tham quan học tập ở nước ngoài
Nông dân đã giảm được chi phí đầu vào sản xuất, đây là cái đích rất quan trọng vì không còn cách nào hơn để tăng lợi nhuận cho người trồng lúa, cải thiện đời sống nông dân bằng giảm giá thành sản xuất. Từ giảm giống gieo sạ sẽ đạt lợi ích dây chuyền đến giảm lượng phân bón, giảm lượng và số lần xịt thuốc bảo vệ thực vật, giảm công chăm sóc, công cắt do lúa ít bị đổ ngã, để đạt lợi nhuận lớn hơn nhiều định mức mong muốn là 30% của Chính phủ. Từ chương trình rút ra công tác khuyến nông phải cụ thể, thiết thực, chặt chẽ và cả tỷ mỉ, kiên trì nữa mới đạt hiệu quả. Ứng phó tốt với biến đổi khí hậu phải kết hợp giữa vĩ mô và vi mô, như chuyển đổi cơ cấu sản xuất với những giải pháp thiết thực và khoa học. Từ vụ thu đông và đông xuân tới, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia sẽ nhân rộng ở mỗi tinh một điểm sản xuất với diện tích liền mảnh 30ha. GS.TS Nguyễn Bảo Vệ, thành viên Ban cố vấn chương trình, nói: “Người dân đồng bằng thường có câu “làm lúa chúa nghèo”. Tôi không tin. Cứ nhìn vào kết quả đạt được từ chương trình, thấy nếu bỏ ra một đồng vốn trồng lúa, sau 3 tháng sẽ có 3 đồng tiền lời. Làm gì cho ra lời cao như vậy. Phải nhận rằng người nông dân còn không ít bảo thủ, chưa dám mạnh dạn áp dụng cái mới. Họ sợ thất bại bởi thất bại là đói, không có cơ hội làm lại. Nhưng khi đã có người "chống lưng", như Cty Bình Điền đây thì họ làm theo và khi đã thành công rồi thì thì họ tin. Niềm tin với người nông dân Nam bộ là chắc chắn, bền vững lắm”. Thay đổi tập quán không dễ Để thay đổi tập quán sản xuất vốn đã hằn sâu vào cách nghĩ, cách làm của người nông dân Nam bộ bao đời nay, không hề dễ. Ông Từ Bá Đạt ở Bến Tre cho biết: “4 ngày sau sạ, tui không cho vợ ra đồng vì sợ bả cằn nhằn bắt phải sạ thêm khi nhìn ruộng lúa thưa huếch”. Ông Nguyễn Văn Giàu ở Long An, thành thật: “Quy định 80kg giống/ha, tui rất lo nên lén sạ 90kg cho chắc”. Ông Võ Thành Giáp ở Hậu Giang sợ sạ 8kg nếu gặp mưa to, rồi chuột, ốc ăn, nhiều đám sẽ thưa, nên ông sạ vào một góc ruộng thật dày để phòng có mạ dặm. Ông Quách Trường An ở Sóc Trăng thì sạ 80kg, 100kg, 150kg trên 3 đám ruộng liền kề nhà mình để tiện theo dõi, đối chứng. Cuối cùng ông An thấy sạ dày chồi ra nhiều nhưng bông lúa cũng không ra nhiều được. Sạ thưa chồi ít nhưng chồi to, khỏe, bông ra hết nên nhiều bông. Bông thưa thì to, dài, hạt nhiều, hạt to, chắc. Sạ dày thì bông nhỏ, hạt ít, nhỏ, lại lép nhiều… chưa kể sạ dày phải bón nhiều phân hơn, lúa bị sâu rày tấn công nhiều hơn, lại dễ bị đổ ngã. Rõ ràng sạ thưa đạt nhiều cái lợi. Vụ tới ông sẽ rút xuống 70kg. Theo GS.TS Mai Văn Quyền, Chủ tịch Hội đồng cố vấn chương trình thì chỉ việc giảm giống mỗi vụ 1.600.000ha canh tác lúa ở đồng bằng sông Cửu Long đã giảm được trên trăm ngàn tấn lúa giống, số tiền là không nhỏ. Rồi bón phân theo chương trình cũng tiết giảm được 115.500 tấn ure… kéo theo là giảm thuốc xịt, giảm công, lợi nhuận của người trồng lúa có thể cán mức 50%. Giá trị lớn nhất của chương trình là đã thay đổi được nhận thức và tập quán sản xuất của nông dân. Người nông dân trở thành chuyên gia kỹ thuật trên đồng ruộng của mình. Nỗ lực của doanh nghiệp Tại hội nghị tổng kết chương trình, ông Ngô Văn Đông, Phó TGĐ Cty CP Phân bón Bình Điền chia sẻ: "Việt Nam đã và đang chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu toàn cầu, rõ nhất là hạn hán, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long. Với vị thế là một doanh nghiệp hàng đầu trong nước về sản xuất phân bón, Bình Điền luôn coi sự thịnh vượng của bà con nông dân gắn liền với sự tồn tại và phát triển của mình. Đưa ra chương trình Canh tác lúa thông minh, Bình Điền đã có bảo đảm bằng bộ sản phẩm phân bón, trong đó đáng chú ý là phân bón lót Đầu Trâu Mặn-Phèn, được nông dân khẳng định chất lượng từ kết quả sản xuất vụ hè thu vừa qua. Với quan điểm không chỉ bán phân mà bán cho nông dân cả một giải pháp sử dụng phân bón để người nông dân đạt được hiệu quả cao trong sản xuất lúa ứng phó với biến đổi khí hậu. Bình Điền sẽ có những chính sách, cách làm mới để luôn đồng hành cùng bà con nông dân, vì một nền nông nghiệp phát triển năng động, hiêu quả và bền vững....
NongNghiep.vn
23/11/2424 | 48 Lượt xem
11/01/2525 | 62 Lượt xem
11/01/2525 | 25 Lượt xem
28/09/2424 | 92 Lượt xem
30/11/2424 | 47 Lượt xem
04/01/2525 | 29 Lượt xem
06/04/2424 | 153 Lượt xem
02/11/2424 | 60 Lượt xem
11/01/2525 | 33 Lượt xem
05/03/2424 | 194 Lượt xem