DINH DƯỠNG CHO CÂY THANH LONG

DINH DƯỠNG CHO CÂY THANH LONG

DINH DƯỠNG CHO CÂY THANH LONG

DINH DƯỠNG CHO CÂY THANH LONG

DINH DƯỠNG CHO CÂY THANH LONG
TRANG CHỦ / Dinh dưỡng cho cây thanh long

Dinh dưỡng cho cây thanh long

Bón phân cho thanh long

1. PHẢI CHĂM SÓC TỐT TỪ KHI MỚI TRỒNG Cũng như các cây trồng khác, muốn thanh long có năng suất cao, ít sâu bệnh, không bị dư lượng thuốc BVTV và Ni-trát thì nhà vườn phải biết chăm sóc, sử dụng phân bón hợp lý ngay từ khi đào hố trồng mới. Thanh long là cây chịu hạn nhưng nếu thiếu nước thì chỉ cho năng suất thấp và chất lượng kém. Cũng bởi là cây chịu hạn nên vườn thanh long chỉ tốt khi có bộ rễ ăn sâu. Với những vườn có mức thủy cấp thấp hay không có rãnh mương thoát nước tốt thì rễ cây chỉ ăn bàng trên mặt đất. Bởi vậy trước lúc trồng cần phải tính toán sao cho đủ nước tưới, nhất là vào các tháng 3, 4, 5, đồng thời đất phải đủ cao, phải biết xẻ rãnh để nước thoát tốt vào mùa mưa. Bình Thuận là địa phương có điều kiện tốt nhất cho cây thanh long vì khí hậu ở đây không quá khô như Ninh Thuận cũng không quá ẩm như Đồng Nai. Các huyện dọc theo QL1 là Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, TP Phan Thiết  là những địa phương tối hảo cho cây trồng này. Tuy nhiên, đất ở những địa phương này đều nghèo dinh dưỡng nên việc bón phân hữu cơ định kỳ 2 lần/năm và bổ sung thêm phân khoáng là điều bắt buộc. Lưu ý: Thanh long là loại cây cho năng suất cao nên phân bón giai đoạn này để cây khỏe là rất quan trọng, phải bón đủ để thân cây không bị thắt eo. Nếu bón thiếu, thân cây bị nhiều eo và ít cành thì sau này cây mang trái rất dễ bị thiếu mặc dù bón gốc đầy đủ.

2. BÓN PHÂN NĂM THỨ NHẤT Có thể sử dụng phân hữu cơ dạng chế biến công nghiệp hay phân hữu cơ truyền thống. Theo kinh nghiệm thực tế, phân bò khô ủ hoai và rơm tủ gốc được đánh giá cao nhất. Lượng bón trong khoảng 10 kg/trụ/năm chia làm 2 lần bón. Ngoài phân hữu cơ, còn cần nhiều phân hóa học mà đạm và lân là 2 loại phân chính. Nếu sử dụng phân lân supe, lân nung chảy hay phốt-pho-rít thì nên trộn chung với phân hữu cơ với lượng khoảng 1 - 1,5 kg/năm. Ngoài ra cần bón thêm lân dễ tiêu DAP, mỗi tháng bón 1 lần 25 gr/trụ/lần. Cùng bón với DAP là 25 gr urê/trụ/lần. Nếu sử dụng phân NPK thì sử dụng NPK 20.20.15+TE Đầu trâu với lượng bón 80 gr/trụ/lần. Bón xong tủ lại gốc và tưới nước cho phân tan. Hiện Bình Điền đã có phân Đạm hạt vàng 46A+ và Lân 46P+ thì chỉ bón 70% lượng trên là đã đủ cho nhu cầu. Với những vùng đất giàu dinh dưỡng hơn thì có thể giảm 15% lượng bón trên.

3. BÓN PHÂN NĂM THỨ HAI Phân hữu cơ: Cần tăng gấp 2 lượng bón so với năm thứ 1. Bón 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa, lượng bón 20 kg phân bò khô ủ hoai + 1,5 - 2 kg lân supe hay nung chảy. Phân hóa học: Định kỳ bón 1 tháng/lần với liều lượng 50 gr urê + 50 gr DAP hoặc 150 gr NPK Đầu trâu 20-20-15+TE.

4. BÓN PHÂN THỜI KỲ KINH DOANH Giai đoạn năm thứ 3 - 5: Lượng phân bón thanh long kinh doanh tùy thuộc vào số lần làm quả. Giai đoạn này chỉ nên làm quả 3 lứa quả/năm, trong đó 2 lứa vụ thuận và 1 vụ nghịch (chạy đèn). Ngoài phân hữu cơ khoảng 50 kg/trụ chia làm 2 lần bón đầu và cuối mùa mưa và rơm tủ gốc cần bón phân hóa học với lượng 500 gr N + 500 gr P2O5 và 500 gr K20/trụ/năm (quy ra phân đơn là 1,2 kg urê + 3,5 kg lân supe + 0,8 kg KCl). Chia ra bón 8 lần/năm (1,5 tháng bón 1 lần). Giai đoạn năm thứ 6 về sau: Giai đoạn này có thể khai thác 4 - 5 lứa quả/năm nhưng phần lớn chỉ nên làm 4 lứa quả, trong đó 2 lần vụ thuận và 2 lần vụ nghịch. Ngoài lượng phân hữu cơ, cần tăng phân hóa học lên 750 gr N + 500 gr P2O5 + 750 gr K2O/trụ/năm (quy ra 1,8 kg urê + 3,5 kg lân supe + 1,2 kg KCl) chia làm 8 lần bón/năm.

5. PHÂN BÓN LÁ VÀ ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG Trung Quốc vẫn là thị trường chính của thanh long nên ngoài một số vườn có khách hàng châu Âu, Nhật Bản, thì đại trà vẫn phải sản xuất theo gu của người tiêu dùng Trung Quốc, đấy là trái to, vỏ bóng, tai lớn và dày. Bởi vậy việc sử dụng them phân bón lá và điều hòa sinh trưởng là cần thiết. Sau thu hoạch và cắt tỉa cành tạo tán, cần phun them phân bón lá NPK 30-30-10, phun 3 lần 7 ngày/lần. Chuẩn bị ra nụ phun NPK 10-52-10 phun 2 lần, 7 ngày/lần. Khi nụ ra 8-10 ngày, sử dụng chất điều hòa sinh trưởng và phân bón lá 20-20-20, 15 gr/bình 8 lít. Sau hoa thụ phấn 3 ngày, dùng chất điều hòa sinh trưởng và phân bón lá NPK 30-10-10 15 gr/bình 8 lít. Giai đoạn nuôi trái sử dụng phân bón lá NPK 20-20-20, phun 7 ngày/lần 15 gr/bình 8 lít. Trước thu hoạch 15 ngày, phu phân bón lá NPKCa 12-0-40-3Ca phun 2 lần, 7 ngày/lần liều lượng 15 gr/bình 8 lít Tỉa hoa, tỉa trái: Chọn 2 nụ phát triển tốt trên mỗi cành, tỉa bỏ các nụ còn lại, các nụ trên cùng một cành nên chọn ở hai mắt xa nhau. Sau khi hoa nở 5 - 7 ngày tiến hành tỉa trái, mỗi cành chỉ để lại 1 trái, chọn các trái phát triển tốt, không dấu vết sâu bệnh....