Hài hòa lợi ích cộng đồng nghèo và quản lý bền vững rừng ngập mặn Xuân Thủy

Hài hòa lợi ích cộng đồng nghèo và quản lý bền vững rừng ngập mặn Xuân Thủy

Hài hòa lợi ích cộng đồng nghèo và quản lý bền vững rừng ngập mặn Xuân Thủy

Hài hòa lợi ích cộng đồng nghèo và quản lý bền vững rừng ngập mặn Xuân Thủy

Hài hòa lợi ích cộng đồng nghèo và quản lý bền vững rừng ngập mặn Xuân Thủy
TRANG CHỦ / Hài hòa lợi ích cộng đồng nghèo và quản lý bền vững rừng ngập mặn Xuân Thủy

Hài hòa lợi ích cộng đồng nghèo và quản lý bền vững rừng ngập mặn Xuân Thủy

Trên hành trình từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) chảy qua 9 tỉnh, thành phố của Việt Nam, dòng sông Mẹ đã “thai nghén” trong mình những hạt phù sa để “sinh hạ” nên vùng đất ngập nước ở cửa sông ven biển, chính là VQG Xuân Thuỷ (được công nhận là khu Ramsa đầu tiên của khu vực Đông Nam Á)

Một thời tan hoang

Đây là vùng đất tiêu biểu cho nền văn hóa mở đất của cư dân đồng bằng châu thổ sông Hồng với truyền thống canh tác “lúa lấn cói, cói lấn vẹt, vẹt lấn biển”. Từ lâu, rừng ngập mặn vùng cửa sông Ba Lạt đã trở thành “niêu cơm khổng lồ” của hơn 4.800 người thuộc địa phận 5 xã Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân và Giao Hải của huyện Giao Thủy (Nam Định). Nhưng để giữ được màu xanh của rừng, cán bộ, nhân viên VQG Xuân Thủy đã từng phải vật lộn với vô vàn khó khăn, vất vả. Ông Nguyễn Viết Cách, Giám đốc VQG Xuân Thủy còn nhớ như in những ngày đầu chân ướt chân ráo về công tác tại khu dự trữ sinh quyển rộng lớn này vào những năm 1990 của thế kỷ trước

Ông Nguyễn Viết Cách, Giám đốc VQG Xuân Thủy   

Thời ấy, đội quân săn chim kéo vào rừng đông như mở hội. Chốc chốc lại nghe tiếng súng đùng đoàng vang vọng lại. Đàn cò bay nháo nhác như tung bột trắng xóa một góc trời. Người không có súng thì dùng lưới, dùng ná thun hoặc vào rừng nhặt trứng chim trong tổ... Có ngày, ông Hoàng Văn Thắng, xã Giao Xuân (từng được mệnh danh là “vua săn chim”) bẫy được nửa tạ chim. Trồng lúa không đủ ăn, bà con chuyển sang mưu sinh bằng nghề khai thác thủy sản thủ công và đốn củi. Rừng ngập mặn (RNM) “tứa máu”, sự đa dạng sinh quyển cũng dần suy kiệt. Có những năm, đàn chim không trở về vùng cửa sông Ba Lạt nữa. Không có xuồng máy, ngày ngày, cán bộ vườn phải thay nhau chèo thuyền bằng tay, lội bì bõm trên những vùng đất ngập nước để tuần tra, canh gác. Mỗi chuyến đi kéo dài hàng tuần, nơi trú chân là những lán tạm trên các bãi cồn. Nguồn nước nhiễm mặn và rỉ sắt, không điện, thức ăn chủ yếu là mì gói, thế nhưng anh em vẫn kiên tâm giữ rừng

Đàn cò bay về VQG Xuân Thủy ngày một nhiều  

“Một năm, khu vực đất ngập nước Xuân Thủy có thể cho thu nhập từ 300 - 400 tỷ đồng từ nuôi ngao và khai thác nguồn lợi tự nhiên”, ông Nguyễn Viết Cách. Khu vực Vườn quốc gia Xuân Thuỷ có diện tích RNM rộng gần 3.000ha và gần chục ngàn ha đất ngập nước (ĐNN). Theo thống kê của VQG Xuân Thuỷ, vào những tháng cao điểm (từ tháng 3 đến tháng 7) trung bình mỗi ngày có 285 người di chuyển vào vùng lõi VQG khai thác thuỷ sản. Đặc biệt, vào lúc cao điểm của mùa vụ khai thác ngao giống và cua bể giống, số chị em tham gia khai thác nguồn lợi thuỷ sản lên tới hàng ngàn người. Họ chủ yếu là phụ nữ nghèo tuổi từ 35 đến 40. Hoạt động tự phát này đã tạo ra những tác động tiêu cực như làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng hệ sinh thái RNM.   Giàu lên nhờ rừng Quỹ sinh kế chính thức đi vào vận hành vào tháng 8/2012 với tổng kinh phí ban đầu là 50 triệu đồng. Quỹ này đã được bổ sung vào Quỹ tín dụng môi trường của VQG Xuân Thủy cho Hội Phụ nữ xã Giao Thiện quản lý vận hành rất có hiệu quả từ năm 1999 (do đã có được sự tài trợ từ Dự án tăng cường năng lực của Đại sứ quán Hà Lan, số vốn quỹ sẵn có là 10.000 USD) Đồng thời, VQG cũng tăng cường vận động, phát huy được sự tham gia của cộng đồng (có trên 300 người dân trực tiếp tham gia khai thác và bảo vệ rừng, trong đó đa phần là phụ nữ nghèo và cận nghèo, diện tích sử dụng hơn 1.000ha rừng ngập mặn và bãi bồi ngập nước) và các bên liên quan (chính quyền, biên phòng, kiểm lâm…), đảm bảo hài hòa giữa bảo tồn tài nguyên và phát triển cộng đồng. Thu nhập của cộng đồng từ việc khai thác nguồn lợi thủy sản dưới tán rừng RNM ước đạt từ 50 - 60 triệu đồng/ngày; tài nguyên rừng, chim hoang dã và cân bằng thủy sinh được đảm bảo.

Phụ nữ tại các xã vùng đệm khai thác thủy sản thủ công tại VQG Xuân Thủy  

Trước đây, tại vùng lõi VQG Xuân Thủy luôn có khoảng 500 gia súc gồm trâu và dê được bà con chăn thả. Chúng dẫm đạp, phá nát thảm thực vật, làm chết cây cối, cây con không thể tái sinh. Đồng thời, gây nhiễu loạn sinh cảnh sống của các loài chim. Thực hiện Chương trình Liên minh Đất ngập nước tại VQG Xuân Thủy, cán bộ Vườn đã từng bước vận động, thuyết phục, tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh xã, và hỗ trợ tài chính để họ chuyển đổi nghề nghiệp ban đầu. Nhờ đó, 100% chủ gia súc đồng ý tự nguyện ký cam kết di dời gia súc ra khỏi vùng lõi, chấm dứt hơn hai mươi năm tình trạng chăn thả gia súc tự do tại đây. Đồng thời, Chương trình cũng hỗ trợ kỹ thuật thử nghiệm các mô hình phát triển sinh kế cho người dân như trồng nấm, nuôi ong mật, mô hình VAC. Kết quả, thu nhập bình quân của những người tham gia mô hình đạt trung bình 1.500.000/tháng, công lao động bình quân từ 70.000 - 120.000 đồng/người/ngày. Từ 4 thành viên tăng lên 58 thành viên. Mô hình câu lạc bộ hình thành với nhiều hoạt động: đào tạo kỹ thuật cho các thành viên mới; tổ chức Hội thi nấu ăn quảng bá thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ. Sau này, Hợp tác xã sản xuất nấm và dịch vụ VQG Xuân Thủy được thành lập đáp ứng các nhu cầu về phát triển. Đồng thời, Chương trình cũng tổ chức lại cơ cấu tổ chức của CLB Ong của địa phương, đào tạo kỹ thuật kiến tạo ong chúa; tổ chức di chuyển đàn ong vào RNM để khai thác nguyên liệu. Nhờ đó, sản lượng mật ong tăng lên rõ rệt, tỷ lệ đậu quả cao do quá trình ong thụ phấn dẫn tới tăng năng suất cây trồng. Căn cứ vào nhu cầu thiết thực của địa phương về quản lý bền vững RNM và chia sẻ lợi ích với cộng đồng nghèo sống trong vùng đệm VQG, Ban quản lý VQG đã đề xuất ý tưởng đối với Dự án MFF: “Chia sẻ lợi ích cho phụ nữ nghèo nhằm sử dụng bền vững tài nguyên thuỷ sản dưới tán rừng ngập mặn tại VQG Xuân Thuỷ”

MINH PHÚC