Quy định ngày công và chi phí đánh giá chứng nhận VietGAP

Quy định ngày công và chi phí đánh giá chứng nhận VietGAP

Quy định ngày công và chi phí đánh giá chứng nhận VietGAP

Quy định ngày công và chi phí đánh giá chứng nhận VietGAP

Quy định ngày công và chi phí đánh giá chứng nhận VietGAP
TRANG CHỦ / Quy định ngày công và chi phí đánh giá chứng nhận VietGAP

Quy định ngày công và chi phí đánh giá chứng nhận VietGAP

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG NHẬN VÀ GIÁM ĐỊNH SAIGONCERT

Địa chỉ: 139 Man Thiện, Phường Hiệp Phú, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh

                   Điện thoại: (028)22536755 – Hotline (+84) 903713828

                                            Email: knknpb9999@gmail.com 

QUY ĐỊNH NGÀY CÔNG VÀ CHI PHÍ ĐÁNH GIÁ CHỨNG NHẬN

1. Mục đích

Ngày công và chi phí đánh giá chứng nhận của Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định SaiGonCert được tính toán để đảm bảo khách quan, công bằng đối mọi khách hàng khi thực hiện chứng nhận.

2. Phạm vi

Áp dụng để tính số ngày công và chi phí đánh giá bao gồm đánh giá chứng nhận ban đầu, đánh giá giám sát, đánh giá mở rộng, đánh giá lại khi thực hiện hoạt động chứng nhận phù hợp của Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định SaiGonCert.

3. Trách nhiệm

Người xem xét yêu cầu khách hàng chủ trì, phối hợp với bộ phận kế toán thực hiện quy định này.

4. Xác định ngày công đánh giá chứng nhận hợp quy phân bón.

Ngày công đánh giá = Thời gian đánh giá quá trình sản xuất + Thời gian lấy mẫu

 4.1 Thời gian đánh giá quá trình sản xuất.

Thời gian đánh quá trình sản xuất của một cuộc đánh giá chứng nhận phân bón gồm: Thời gian đánh giá hệ thống đảm bảo chất lượng; thời gian đánh giá các điều kiện của quá trình sản xuất.

a) Đánh giá chứng nhận lần đầu

Bảng 1: Số ngày công đánh giá chứng nhận lần đầu đối với đánh giá quá trình sản xuất của chương trình chứng nhận phân bón.

Số sản phẩm cùng loại

Ngày công

Số sản phẩm khác loại

Ngày công

1-5

01

1-3

01

6-10

1,5

4-7

1,5

11-25

2

8-20

2

26-45

2,5

21-41

2,5

46-65

3

42-60

3

66-85

3,5

61-80

3,5

86-125

4

81-115

4

126-175

4,5

116-160

4,5

176-235

5

161-225

5

236-315

5,5

226-305

5,5

316-425

6

306-410

6

>425

Tiếp theo nguyên tắc

>410

Tiếp theo nguyên tắc

- Đối với khách hàng chưa được chứng nhận hệ thống quản lý: Thời gian đánh giá giống quy định bảng 1

- Đối với khách hàng đã được chứng nhận hệ thống quản lý như ISO 9001 hoặc tương đương bởi tổ chức chứng nhận hợp pháp, thời gian đánh giá quá trình sản xuất sẽ bằng một phần ba (1/3) thời gian đánh giá theo quy định tại bảng 1

b) Đánh giá giám sát

Thời gian để đánh giá giám sát bằng một phần ba (1/3) thời gian đánh giá chứng nhận lần đầu.

c) Đánh giá tái chứng nhận

 Thời gian để đánh giá tái chứng nhận bằng hai phần ba (2/3) thời gian đánh giá chứng nhận lần đầu.

Ghi chú: Thời gian đánh giá có thể được làm tròn sao cho đảm bảo đủ thời lượng đánh giá quá trình sản xuất và không được ít hơn 0,5 ngày công.

4.2 Thời gian lấy mẫu

- Thời gian lấy mẫu bao gồm: kiểm tra trên hiện trường và lấy mẫu phân bón

- Thời gian lấy mẫu theo thực tế: phụ thuộc vào bản chất và mức độ phức tạp của sản phẩm hoặc số lượng mẫu cần lấy.

- Thời gian tối thiểu để tiến hành lấy mẫu được xác định là 0,5 ngày công.

- Trong quá trình xem xét đăng ký chứng nhận, người xem xét yêu cầu KH phải căn cứ vào số lượng mẫu cần lấy, thời gian cần để lấy từng mẫu và thời gian kiểm tra trên hiện trường cho từng mẫu để xác định cụ thể thời gian cần thiết.

4.3 Số ngày công đánh giá chứng nhận mở rộng

- Mở rộng địa điểm sản xuất, không thay đổi sản phẩm thuộc phạm vi chứng nhận: địa điểm sản xuất mở rộng sẽ được bố trí đánh giá theo đúng số ngày công cần thiết được tính theo mục 4.1; 4.2

- Mở rộng sản phẩm ngoài phạm vi đã được chứng nhận: thời gian đánh giá mở rộng được tính như chứng nhận mới đối với phần mở rộng theo mục 4.1; 4.2

-Tùy thuộc các tình huống cụ thể, việc xác định thời gian đánh giá chứng nhận mở rộng phải đảm bảo đủ thời gian để đánh giá quá trình sản xuất với khu vực đăng ký mở rộng, cũng như thời gian lấy mẫu cho sản phẩm đăng ký mới.

4.4 Các yếu tố tăng hoặc giảm ngày công đánh giá

- Số ngày công đánh có thể thay đổi phụ thuộc vào các yếu tố: Có nhiều địa điểm cùng đánh giá; tính rủi ro của sản phẩm cao hoặc yêu cầu quản lý cao của pháp luật; quá trình sản xuất phức tạp.

- Số ngày công đánh giá sẽ được giảm tối đa không quá 30% trong các trường hợp sau:

+ Nếu đơn vị có hầu hết cán bộ, nhân viên (trên 60%) cùng thực hiện một quá trình sản xuất;

+ Nếu quá trình công nghệ đơn giản

+ Sản phẩm không có hoặc có nguy cơ thấp

Với mỗi trường hợp nêu trên, thời lượng đánh giá có thể giảm 10% số công đã tính ở mục 4.1; 4.2. Tuy nhiên số ngày công tối thiểu để đánh giá quá trình sản xuất phải đảm bảo không nhỏ hơn 0,5 ngày công.

5 . Cách tính chi phí đánh giá chứng nhận

5.1 Chi phí đánh giá chứng nhận lần đầu

Tổng Chi phí đánh giá lần đầu được xác định theo công thức: PT = Pđg + Pxx + Pcg ,

Trong đó:

- Pđg : Tổng ngày công đánh giá  x Đơn giá một ngày công

- Pxx: Phí xem xét hồ sơ đăng ký và phí thẩm xét hồ sơ chứng nhận;

- Pcg: Phí cấp giấy chứng nhận.

5.2. Chi phí đánh giá giám sát:

Tổng chi phí đánh giá giám sát: 1/3 chi phí đánh giá lần đầu (được làm tròn theo số nguyên trên).

5.3. Chi phí đánh giá hành động khắc phục:

Tổng chi phí đánh giá hành động khắc phục: tùy theo nội dung hành động khắc phục cần đánh giá, Trưởng đoàn đánh giá phối hợp với Bộ phận Kế toán xem xét thống nhất chi phí đánh giá hành động khắc phục với khách hàng nhưng không được vượt quá 1/3 chi phí đánh giá lần đầu (được làm tròn theo số nguyên trên).

5.4. Chi phí đánh giá chứng nhận lại:

Tổng chi phí đánh giá chứng nhận lại: xác định như chi phí đánh giá lần đầu.

Ghi chú: Chi phí trong các lần đánh giá trên chưa gồm chi phí đi lại, ăn ở của chuyên gia, phân tích, vận chuyển mẫu. Tùy theo trường hợp cụ thể, SGC sẽ thỏa thuận với khách hàng về các nội dung liên quan đến chi phí này.

Mọi thông tin chi tiết về giá, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với công ty chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất !