Thủ tục đánh giá chứng nhận hợp quy sản phẩm phân bón

Thủ tục đánh giá chứng nhận hợp quy sản phẩm phân bón

Thủ tục đánh giá chứng nhận hợp quy sản phẩm phân bón

Thủ tục đánh giá chứng nhận hợp quy sản phẩm phân bón

Thủ tục đánh giá chứng nhận hợp quy sản phẩm phân bón
TRANG CHỦ / Thủ tục đánh giá chứng nhận hợp quy sản phẩm phân bón

Thủ tục đánh giá chứng nhận hợp quy sản phẩm phân bón

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG NHẬN VÀ GIÁM ĐỊNH SAIGONCERT

   Địa chỉ: 139 Man Thiện, Phường Hiệp Phú, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh

            Điện thoại: (028)22536755 – Hotline 079 3827777- 090 3713828 

                                     Email: knknpb9999@gmail.com

1. Tại sao phải Chứng nhận Hợp quy phân bón?

- Đáp ứng yêu cầu theo quy định tại: QCVN 01-189:2019/BNNPTNT

- Mang lại lợi ích cho Doanh nghiệp:

+ Sở hữu chứng nhận hợp quy phân bón sẽ là điều kiện giúp sản phẩm của doanh nghiệp có thể tiếp cận và tiêu thụ trên thị trường

dễ dàng hơn. Nâng cao năng lực và gia tăng cơ hội cạnh tranh trên thị trường

+ Đáp ứng được yêu cầu của cơ quan Quản lý nhà nước và những quy định của pháp luật hiện hành.

+ Thông qua hoạt động đánh giá chứng nhận hợp quy phân bón, doanh nghiệp sẽ ngày càng hoàn thiện hơn về quy trình sản xuất,

thiết bị công nghệ, hệ thống quản lý chất lượng…..

- Mang lại lợi ích cho Người tiêu dùng:

+ Sản phẩm phân bón đã được chứng nhận hợp quy là căn cứ để người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn.

+ An tâm về sức khỏe và môi trưởng bởi sản phẩm phân bón đã được sản xuất đảm bảo chất lượng.

2. Quy trình chứng nhận Hợp quy phân bón sản xuất trong nước (Phương thức 5)

Lưu đồ 1: Đánh giá chứng nhận hợp quy theo PT5

3. Quy trình chứng nhận Hợp quy lô sản phẩm phân bón (Phương thức 7)

Lưu đồ 2: Đánh giá chứng nhận hợp quy theo PT7

4. Duy trì chứng nhận đối với phương thức 5

SGC thực hiện đánh giá giám sát không quá 12 tháng/ 01 lần để có căn cứ thực hiện duy trì chứng nhận.

- Các bước tiến hành đánh giá giám sát được thực hiện tương tự như đánh giá lần đầu.

5. Đánh giá đột xuất

- Đánh giá đột xuất được thực hiện không báo trước;

- Đánh giá đột xuất được thực hiện trong các trường hợp sau:

       + Khi có khiếu nại về việc doanh nghiệp/cơ sở sản xuất không tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật;

      + Khi phát hiện sản phẩm được chứng nhận sản xuất theo quy chuẩn không bảo đảm chất lượng;

      + Khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước.

- Kết quả đánh giá đột xuất đối với doanh nghiệp/ cơ sở là căn cứ để SGC xem xét duy trì chứng nhận/ cảnh báo/ đình chỉ/ hủy bỏ giấy chứng nhận.

- Các bước tiến hành đánh giá đột xuất tại doanh nghiệp/ cơ sở được thực hiện tương tự như đánh giá lần đầu.

6. Đánh giá mở rộng

Đánh giá mở rộng khi doanh nghiệp/ cơ sở sản xuất thay đổi phạm vi đã chứng nhận.

- Kết quả đánh giá mở rộng là căn cứ để SGC xem xét cấp chứng nhận mở rộng phạm vi.

- Các bước tiến hành đánh giá mở rộng tại doanh nghiệp/ cơ sở được thực hiện tương tự như đánh giá lần đầu đối với phạm vi mở rộng;

7. Đánh giá lại

- Đánh giá lại được thực hiện khi Doanh nghiệp/ cơ sở sản xuất yêu cầu cấp lại Giấy chứng nhận hợp quy đã hết hiệu lực;

- 03 tháng trước khi hết hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận, SGC sẽ thông báo hướng dẫn cho Doanh nghiệp/ cơ sở biết để làm thủ tục đăng ký đánh giá lại để cấp Giấy chứng nhận mới. Doanh nghiệp/ cơ sở có nhu cầu chứng nhận lại gửi đơn đăng ký 

- Các bước tiến hành đánh giá lại tại Doanh nghiệp/ cơ sở được thực hiện tương tự như đánh giá lần đầu.

8. Thu hẹp phạm vi chứng nhận

Căn cứ theo yêu cầu của doanh nghiệp/ cơ sở, SGC sẽ xem xét đánh giá để thu hẹp từng phần phạm vi chứng nhận của doanh nghiệp/ cơ sở sản xuất.

9. Cảnh cáo

- Căn cứ kết quả đánh giá, kiểm tra, thanh tra của cơ quan thẩm quyền, nếu có phát hiện điểm không phù hợp theo yêu cầu của quy chuẩn đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi đối với doanh nghiệp/ cơ sở, SGC gửi văn bản cảnh cáo, yêu cầu doanh nghiệp/ cơ sở thực hiện hành động khắc phục, gửi báo cáo khắc phục kèm theo bằng chứng.

10. Đình chỉ chứng nhận

- Việc đình chỉ hiệu lực giấy chứng nhận được thực hiện trong các trường hợp theo Thủ tục duy trì, mở rộng, thu hẹp phạm vi, đình chỉ hủy bỏ chứng nhận và các trường hợp khác sau đây:

+ Doanh nghiệp/ cơ sở sản xuất bị cảnh cáo nhưng không có hành động khắc phục đúng thời hạn;

+ Kết quả đánh giá đột xuất không đạt;

+ Doanh nghiệp/ cơ sở xin hoãn đánh giá đột xuất không có lý do phù hợp; từ chối đánh giá đột xuất;

+ Hết thời hạn chuyển đổi từ chuẩn mực chứng nhận cũ sang chuẩn mực chứng nhận mới;

+ Đề nghị của doanh nghiệp/ cơ sở sản xuất

11. Hủy bỏ giấy chứng nhận

- Việc hủy bỏ giấy chứng nhận được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

+ Doanh nghiệp/ cơ sở bị đình chỉ nhưng không thực hiện hành động khắc phục đúng hạn;

+ Xin hoãn đánh giá giám sát 02 lần liên tiếp không có lý do phù hợp;

+ Sử dụng giấy chứng nhận hợp quy không đúng nội dung văn bản ủy quyền;

+ Đề nghị của doanh nghiệp/ cơ sở sản xuất.

Trong quá trình đình chỉ/hủy bỏ SGC sẽ thông báo đến các bên liên quan nhằm ngăn ngừa các ảnh hưởng không tích cực.

Khi Giấy chứng nhận không còn hiệu lực hoặc bị hủy bỏ, khách hàng phải có trách nhiệm:

+ Ngừng sử dụng Dấu chứng nhận trên tất cả sản phẩm hay bao bì được sản xuất kể từ ngày quyết định hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận

+ Ngừng sử dụng Giấy chứng nhận và Dấu chứng nhận để quảng cáo

+ Thực hiện các biện pháp cần thiết để loại bỏ Dấu chứng nhận trên sản phẩm hoặc bao bì của sản phẩm còn tồn kho hoặc còn lưu thông trên thị trường.

+ Hoàn trả lại cho SGC giấy chứng nhận khi có quyết định hủy bỏ.

12. Quy trình, thủ tục liên quan đến chứng nhận hợp quy phân bón 

Quy trình, thủ tục liên quan đến chứng nhận hợp quy phân bón được Saigoncert quy định trong các thủ tục:

- Thủ tục đánh giá chứng nhận hợp quy phân bón sản xuất trong nước được quy định tại SGC.TT.17

- Thủ tục đánh giá chứng nhận hợp quy lô sản phẩm phân bón được quy định tại SGC.TT.22

- Thủ tục xem xét yêu cầu khách hàng được quy định tại SGC.TT.18

- Quy định về Duy trì, mở rộng, thu hẹp phạm vi, đình chỉ, hủy bỏ chứng nhận được quy định tại SGC.TT.38