Thủ tục kiểm soát, sử dụng dấu và giấy chứng nhận

Thủ tục kiểm soát, sử dụng dấu và giấy chứng nhận

Thủ tục kiểm soát, sử dụng dấu và giấy chứng nhận

Thủ tục kiểm soát, sử dụng dấu và giấy chứng nhận

Thủ tục kiểm soát, sử dụng dấu và giấy chứng nhận
TRANG CHỦ / Thủ tục kiểm soát, sử dụng dấu và giấy chứng nhận

Thủ tục kiểm soát, sử dụng dấu và giấy chứng nhận

                  CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG NHẬN VÀ GIÁM ĐỊNH SAIGONCERT

                     Địa chỉ: 139 Man Thiện, Phường Hiệp Phú, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh

                             Điện thoại: (028)22536755 – Hotline 079 3827777 - 0903713828

                                                       Email: knknpb9999@gmail.com

KIỂM SOÁT SỬ DỤNG DẤU HỢP QUY (CR) VÀ GIẤY CHỨNG NHẬN

1. Mục đích

Tài liệu quy định cách thức sử dụng dấu và giấy chứng nhận đối với các đơn vị được SGC chứng nhận.

2. Phạm vi

Hướng dẫn này áp dụng cho Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định SaiGonCert và tất cả các khách hàng được SGC cấp Giấy chứng nhận.

3. Tài liệu liên quan

- Thông tư 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 Của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

- Thông tư 02/2017/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 Của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

4. Định nghĩa và từ viết tắt

- Dấu hợp quy (CR): dấu của tổ chức chứng nhận cấp cho tổ chức đã được chứng nhận hợp quy nhằm thể hiện trạng thái sản phẩm đã được chứng nhận phù hợp quy chuẩn.

- SGC: Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định SaiGonCert

5. Hình dạng, kích thước mẫu dấu hợp quy (CR) và hướng dẫn sử dụng

                                   Trong đó:

                                       + SGC: Tên viết tắt Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định SaiGonCert.

                                       + No: xx-yyyy : Số chứng nhận, xx là 2 chữ số cuối của năm cấp chứng chỉ chứng nhận,

                                        yyyy là số thứ tự liên tục từ 0001 đến hết

                                                   

 

Hình 1. Hình dạng của mẫu dấu chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi sản xuất trong nước

 

Hình 2. Hình dạng của mẫu dấu chứng nhận hợp quy lô sản phẩm thức ăn chăn nuôi

Mô tả cách dựng dấu hợp quy (CR) 

                    Chú thích:

                                        H = 1,5 a

                                        h = 0,5 H

                                       C = 7,5 H

 

 

 

Hình 3. Kích thước cơ bản của dấu hợp quy (CR)

- Dấu hợp quy có thể được phóng to hoặc thu nhỏ nhưng phải đảm bảo đúng tỷ lệ, tuy nhiên phải đủ lớn để phần chữ có thể đọc được rõ ràng.

- Dấu hợp quy phải được thể hiện cùng một màu, dễ nhận biết. 

- Dấu hợp quy có thể được in đúng theo màu như miêu tả cụ thể/dùng màu đen/chạm khắc không màu trên sản phẩm một cách thích hợp kèm theo viết tắt tên Tổ chức chứng nhận và Số chứng nhận.

6. Quản lý, sử dụng dấu và giấy chứng nhận

6.1 Quản lý

- SGC là tổ chức chứng nhận được thành lập và hoạt động phù hợp với pháp luật Việt Nam.

- Việc sử dụng dấu hiệu chứng nhận sẽ thể hiện uy tín và năng lực của SGC và là bằng chứng khách quan thể hiện các đơn vị được đánh giá và đã được chứng nhận phù hợp với Tiêu chuẩn hoặc Quy chuẩn kỹ thuật;

- Dấu hiệu chứng nhận được SGC cấp và quản lý thống nhất cho các tổ chức/cá nhân được SGC chứng nhận. Các tổ chức/cá nhân được chứng nhận sẽ nhận được giấy chứng nhận cùng với quyết định.

- Tổ chức/cá nhân được chứng nhận phải chấm dứt việc sử dụng dấu trong các trường hợp sau:

+ Hết hạn hiệu lực chứng nhận mà tổ chức/cá nhân được chứng nhận không chứng nhận lại;

+ Tổ chức/cá nhân bị thu hồi chứng nhận (hủy bỏ việc chứng nhận);

+ Trong thời gian bị tạm thời đình chỉ hiệu lực chứng nhận.

6.2 Sử dụng

- Tổ chức/cá nhân được cấp Giấy chứng nhận được quyền sử dụng dấu chứng nhận chỉ đối với phạm vi được chứng nhận. Hướng dẫn chi tiết cho từng chương trình chứng nhận được quy định tại HD.TT.20.01; HD.TT.20.06

- Dấu hiệu chứng nhận được SGC cung cấp cho các đơn vị được chứng nhận theo mã số riêng. Các đơn vị đã được chứng nhận được sử dụng dấu chứng nhận trên bao bì sản phẩm, hàng hoá, trên các tờ quảng cáo, các ấn phẩm, tài liệu,... trong phạm vi đã được chứng nhận

- Tổ chức/cá nhân được chứng nhận không được sử dụng dấu chứng nhận theo cách thức có thể gây hiểu nhầm là SGC đã chứng nhận tính pháp lý cho nhãn hiệu thương mại của sản phẩm. Hoặc gây hiểu nhầm rằng SGC đã chứng nhận chất lượng cho tất cả các loại sản phẩm do cơ sở sản xuất, gia công, bao gói ..., hay bất cứ một cách hiểu nhầm nào khác.

- Dấu chứng nhận có thể phóng to, thu nhỏ phù hợp với mục đích sử dụng nhưng phải đảm bảo đúng tỷ lệ, kích thước quy định và nhận biết được bằng mắt thường.

-  Dấu chứng nhận không được chuyển nhượng.

7. Xử lý vi phạm

- Bất kỳ tổ chức nào sử dụng giấy hoặc dấu chứng nhận của SGC một cách bất hợp pháp đều bị báo cáo xử lý theo quy định của pháp luật.

- Tùy theo mức độ vi phạm sử dụng dấu chứng nhận, SGC sẽ nhắc nhở, đình chỉ hoặc hủy bỏ việc chứng nhận và thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp.

- Trường hợp bị hủy bỏ Giấy chứng nhận và bị thu hồi quyền sử dụng dấu chứng nhận, các tổ chức được chứng nhận không được tiếp tục sử dụng dấu chứng nhận trên các văn bản, trên các tài liệu quảng cáo hay trên internet, website… 

- SGC thông báo cho khách hàng và cơ quan, tổ chức có liên quan khi ra quyết định hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận hoặc thu hồi quyền sử dụng dấu chứng nhận đã cấp cho các tổ chức được chứng nhận vi phạm quy định của SGC.