Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật

Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật

Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật

Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật

Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
TRANG CHỦ / Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật

Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật

QUỐC HỘI
--------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: 68/2006/QH11

Hà Nội, ngày 29 tháng 06 năm 2006

 

QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOÁ XI, KỲ HỌP THỨ 9

(Từ ngày 16 tháng 5 đến ngày 29 tháng 6 năm 2006)

LUẬT

TIÊU CHUẨN VÀ QUY CHUẨN KỸ THUẬT

Căn Cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;

Luật này quy định về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về hoạt động xây dựng, công bố và áp dụng tiêu chuẩn; xây dựng, ban hành và áp dụng quy chuẩn kỹ thuật; đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hoạt động liên quan đến tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật tại Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này.

Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng.

2. Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác.

Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng.

3. Hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn là việc xây dựng, công bố và áp dụng tiêu chuẩn, đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn.

4. Hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật là việc xây dựng, ban hành và áp dụng quy chuẩn kỹ thuật, đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật.

5. Đánh giá sự phù hợp là việc xác định đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý quy định trong tiêu chuẩn tương ứng và quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Đánh giá sự phù hợp bao gồm hoạt động thử nghiệm, hiệu chuẩn, giám định, chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy, công nhận năng lực của phòng thử nghiệm, phòng hiệu chuẩn, tổ chức chứng nhận sự phù hợp, tổ chức giám định.

6. Chứng nhận hợp chuẩn là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng.

7. Chứng nhận hợp quy là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

8. Công bố hợp chuẩn là việc tổ chức, cá nhân tự công bố đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng.

9. Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

10. Công nhận là việc xác nhận phòng thử nghiệm, phòng hiệu chuẩn, tổ chức chứng nhận sự phù hợp, tổ chức giám định có năng lực phù hợp với các tiêu chuẩn tương ứng.

Điều 4. Áp dụng pháp luật

1. Trong trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật này với quy định của luật khác về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật thì áp dụng quy định của Luật này.

2. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

Điều 5. Đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật

1. Đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật bao gồm:

a) Sản phẩm, hàng hoá;

b) Dịch vụ;

c) Quá trình;

d) Môi trường;

đ) Các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội.

2. Chính phủ quy định chi tiết về đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật.

Điều 6. Nguyên tắc cơ bản của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật

1. Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật phải bảo đảm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh tế - xã hội, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ trên thị trường trong nước và quốc tế.

2. Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu về an toàn, an ninh quốc gia, vệ sinh, sức khoẻ con người, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan, bảo vệ động vật, thực vật, môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.

3. Hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phải bảo đảm công khai, minh bạchkhông phân biệt đối xử và không gây trở ngại không cần thiết đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại. Việc xây dựng tiêu chuẩn phải bảo đảm sự tham gia và đồng thuận của các bên có liên quan.

4. Việc xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật phải:

a) Dựa trên tiến bộ khoa học và công nghệ, kinh nghiệm thực tiễn, nhu cầu hiện tại và xu hướng phát triển kinh tế - xã hội;

b) Sử dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài làm cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, trừ trường hợp các tiêu chuẩn đó không phù hợp với đặc điểm về địa lý, khí hậu, kỹ thuật, công nghệ của Việt Nam hoặc ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia;

c) Ưu tiên quy định các yêu cầu về tính năng sử dụng sản phẩm, hàng hóa; hạn chế quy định các yêu cầu mang tính mô tả hoặc thiết kế chi tiết;

d) Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống tiêu chuẩn và hệ thống quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam.

Điều 7. Chính sách của Nhà nước về phát triển hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật

1. Chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quản lý nhà nước về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật .

2. Hỗ trợ, thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng khoa học và phát triển công nghệ phục vụ hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật.

3. Khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, đầu tư phát triển hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật tại Việt Nam, đào tạo kiến thức về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật cho các ngành kinh tế - kỹ thuật.

Điều 8. Hợp tác quốc tế về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật

1. Nhà nước khuyến khích mở rộng hợp tác với các quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực, tổ chức, cá nhân nước ngoài về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; tranh thủ sự giúp đỡ của các quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực, tổ chức, cá nhân nước ngoài trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng và cùng có lợi.

2. Nhà nước tạo điều kiện và có biện pháp thúc đẩy việc ký kết các thoả thuận song phương và đa phương về thừa nhận lẫn nhau đối với kết quả đánh giá sự phù hợp nhằm tạo thuận lợi cho việc phát triển thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia, vùng lãnh thổ.

Điều 9. Những hành vi bị nghiêm cấm

1. Lợi dụng hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật để cản trở, gây phiền hà, sách nhiễu đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại của tổ chức, cá nhân.

2. Thông tin, quảng cáo sai sự thật và các hành vi gian dối khác trong hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật.

3. Lợi dụng hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật để gây phương hại đến lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Chương II

XÂY DỰNG, CÔNG BỐ VÀ ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN

Điều 10. Hệ thống tiêu chuẩn và ký hiệu tiêu chuẩn

Hệ thống tiêu chuẩn và ký hiệu tiêu chuẩn của Việt Nam bao gồm:

1. Tiêu chuẩn quốc gia, ký hiệu là TCVN;

2. Tiêu chuẩn cơ sở, ký hiệu là TCCS.

Điều 11. Trách nhiệm xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và đề nghị thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia.

2. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và công bố tiêu chuẩn quốc gia.

3. Các tổ chức xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở bao gồm:

a) Tổ chức kinh tế;

b) Cơ quan nhà nước;

c) Đơn vị sự nghiệp;

d) Tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

Điều 12. Loại tiêu chuẩn

1. Tiêu chuẩn cơ bản quy định những đặc tính, yêu cầu áp dụng chung cho một phạm vi rộng hoặc chứa đựng các quy định chung cho một lĩnh vực cụ thể.

2. Tiêu chuẩn thuật ngữ quy định tên gọi, định nghĩa đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.

3. Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.

4. Tiêu chuẩn phương pháp thử quy định phương pháp lấy mẫu, phương pháp đo, phương pháp xác định, phương pháp phân tích, phương pháp kiểm tra, phương pháp khảo nghiệm, phương pháp giám định các mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.

5. Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản quy định các yêu cầu về ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản sản phẩm, hàng hoá.

Điều 13. Căn cứ xây dựng tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn được xây dựng dựa trên một hoặc những căn cứ sau đây:

1. Tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài;

2. Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật;

3. Kinh nghiệm thực tiễn;

4. Kết quả đánh giá, khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm tra, giám định.

Điều 14. Quy hoạch, kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia

1. Quy hoạch, kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia bao gồm quy hoạch, kế hoạch năm năm và kế hoạch hằng năm được lập trên cơ sở sau đây:

a) Yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;

b) Đề nghị của tổ chức, cá nhân.

2. Quy hoạch, kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan tổ chức lập và thông báo công khai để lấy ý kiến rộng rãi trước khi phê duyệt.

Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt quy hoạch, kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và thông báo công khai quy hoạch, kế hoạch đó trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày phê duyệt.

3. Trong trường hợp cần thiết, quy hoạch, kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia được sửa đổi, bổ sung theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Việc sửa đổi, bổ sung quy hoạch, kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 15. Quyền của tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng tiêu chuẩn quốc gia

1. Đề nghị, góp ý kiến về quy hoạch, kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia.

2. Chủ trì biên soạn hoặc tham gia biên soạn dự thảo tiêu chuẩn quốc gia để đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định, công bố.

3. Góp ý kiến về dự thảo tiêu chuẩn quốc gia.

Điều 16. Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia

1. Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia là tổ chức tư vấn kỹ thuật do Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập cho từng lĩnh vực tiêu chuẩn.

2. Thành viên ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia bao gồm đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức khoa học và công nghệ, hội, hiệp hội, doanh nghiệp, các tổ chức khác có liên quan, người tiêu dùng và các chuyên gia.

3. Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia có các nhiệm vụ sau đây:

a) Đề xuất quy hoạch, kế hoạch, phương án, giải pháp xây dựng tiêu chuẩn quốc gia;

b) Biên soạn dự thảo tiêu chuẩn quốc gia trên cơ sở dự thảo do tổ chức, cá nhân đề nghị; trực tiếp xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia; tham gia biên soạn, góp ý kiến về dự thảo tiêu chuẩn quốc tế, dự thảo tiêu chuẩn khu vực; tham gia thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng;

c) Tham gia hoạt động tư vấn, phổ biến tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn khác;

d) Tham gia xây dựng dự thảo quy chuẩn kỹ thuật khi được yêu cầu.

Điều 17. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia

1. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia đối với dự thảo tiêu chuẩn quốc gia do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng được quy định như sau:

a) Căn cứ kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia đã được phê duyệt, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ triển khai xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia;

b) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức lấy ý kiến rộng rãi, công khai của tổ chức, cá nhân có liên quan về dự thảo tiêu chuẩn quốc gia; tổ chức hội nghị chuyên đề với sự tham gia của các bên có liên quan để góp ý về dự thảo. Thời gian lấy ý kiến về dự thảo ít nhất là sáu mươi ngày; trong trường hợp cấp thiết liên quan đến sức khoẻ, an toàn, môi trường thì thời gian lấy ý kiến có thể ngắn hơn;

c) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ nghiên cứu tiếp thu ý kiến của tổ chức, cá nhân để hoàn chỉnh dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, lập hồ sơ dự thảo và chuyển cho Bộ Khoa học và Công nghệ để tổ chức thẩm định;

d) Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại Điều 18 của Luật này. Thời hạn thẩm định không quá sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;

đ) Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày có ý kiến thẩm định nhất trí với dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tiêu chuẩn quốc gia;

e) Trong trường hợp ý kiến thẩm định không nhất trí với dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ gửi ý kiến thẩm định cho bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia để hoàn chỉnh. Sau khi nhận được dự thảo đã được hoàn chỉnh, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại điểm đ khoản này. Trường hợp không đạt được sự nhất trí giữa hai bên, Bộ Khoa học và Công nghệ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

2. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia đối với dự thảo tiêu chuẩn quốc gia do tổ chức, cá nhân đề nghị được quy định như sau:

a) Tổ chức, cá nhân biên soạn dự thảo tiêu chuẩn hoặc đề xuất tiêu chuẩn sẵn có để đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét;

b) Bộ Khoa học và Công nghệ giao cho ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia biên soạn dự thảo tiêu chuẩn quốc gia trên cơ sở dự thảo do tổ chức, cá nhân đề nghị; tổ chức lấy ý kiến rộng rãi, công khai của tổ chức, cá nhân có liên quan về dự thảo; tổ chức hội nghị chuyên đề với sự tham gia của các bên có liên quan để góp ý về dự thảo. Thời gian lấy ý kiến về dự thảo ít nhất là sáu mươi ngày; trong trường hợp cấp thiết liên quan đến sức khoẻ, an toàn, môi trường thì thời gian lấy ý kiến có thể ngắn hơn;

c) Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia nghiên cứu tiếp thu ý kiến của tổ chức, cá nhân để hoàn chỉnh dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và lập hồ sơ dự thảo trình Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét;

d) Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại Điều 18 của Luật này. Thời hạn thẩm định, thời hạn công bố tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này.

3. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia đối với dự thảo tiêu chuẩn quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng được quy định như sau:

a) Căn cứ kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia đã được phê duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ giao cho ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia tương ứng xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này;

b) Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại Điều 18 của Luật này. Thời hạn thẩm định, thời hạn công bố tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này.

4. Chính phủ quy định cụ thể hồ sơ dự thảo tiêu chuẩn quốc gia.

Điều 18. Nội dung thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia

1. Sự phù hợp của tiêu chuẩn với tiến bộ khoa học và công nghệ, điều kiện và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

2. Sự phù hợp của tiêu chuẩn với quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật, cam kết quốc tế có liên quan, yêu cầu hài hoà với tiêu chuẩn quốc tế.

3. Tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, việc tuân thủ nguyên tắc đồng thuận và hài hoà lợi ích của các bên có liên quan.

4. Việc tuân thủ các yêu cầu nghiệp vụ, trình tự, thủ tục xây dựng tiêu chuẩn quốc gia.

Điều 19. Rà soát, sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ tiêu chuẩn quốc gia

1. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức rà soát tiêu chuẩn quốc gia định kỳ ba năm một lần hoặc sớm hơn khi cần thiết, kể từ ngày tiêu chuẩn được công bố.

2. Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế tiêu chuẩn quốc gia được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 17 của Luật này trên cơ sở kết quả rà soát hoặc đề nghị của tổ chức, cá nhân.

3. Việc huỷ bỏ tiêu chuẩn quốc gia được thực hiện trên cơ sở kết quả rà soát tiêu chuẩn quốc gia hoặc đề nghị huỷ bỏ tiêu chuẩn quốc gia của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức, cá nhân.

Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định hồ sơ huỷ bỏ tiêu chuẩn quốc gia và công bố huỷ bỏ tiêu chuẩn quốc gia sau khi có ý kiến nhất trí bằng văn bản của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia tương ứng.

Điều 20. Xây dựng, công bố tiêu chuẩn cơ sở

1. Tiêu chuẩn cơ sở do người đứng đầu tổ chức quy định tại khoản 3 Điều 11 của Luật này tổ chức xây dựng và công bố để áp dụng trong các hoạt động của cơ sở.

2. Tiêu chuẩn cơ sở được xây dựng dựa trên thành tựu khoa học và công nghệ, nhu cầu và khả năng thực tiễn của cơ sở. Khuyến khích sử dụng tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài làm tiêu chuẩn cơ sở.

3. Tiêu chuẩn cơ sở không được trái với quy chuẩn kỹ thuật và quy định của pháp luật có liên quan.

4. Trình tự, thủ tục xây dựng, công bố tiêu chuẩn cơ sở thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Điều 21. Xuất bản và phát hành tiêu chuẩn

1. Bộ Khoa học và Công nghệ giữ quyền xuất bản và phát hành tiêu chuẩn quốc gia.

2. Cơ quan đại diện của Việt Nam tham gia tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực về tiêu chuẩn thực hiện việc xuất bản, phát hành tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực theo quy định của tổ chức đó.

Việc xuất bản, phát hành tiêu chuẩn của tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực mà Việt Nam không là thành viên và tiêu chuẩn nước ngoài được thực hiện theo thoả thuận với tổ chức ban hành tiêu chuẩn đó.

3. Tổ chức công bố tiêu chu?